Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 1959

  • Tổng 5.559.037

Người nặng lòng với văn nghệ dân gian

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Từ nhiều năm qua, bà Đặng Thị Kim Liên 71 tuổi ở thôn Đức Sơn, xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới vẫn nặng lòng với việc nghiên cứu văn nghệ dân gian. Đồng thời, bà còn là người làm thơ có tiếng ở  Đồng Hới được mọi người biết đến.

Trước khi về hưu, Bà Liên là giáo viên dạy văn cấp 2 rồi làm cán bộ hội phụ nữ, chính bà cũng chưa bao giờ nghĩ rằng rồi mình sẽ trở thành người nghiên cứu văn nghệ dân gian.

Bà Đặng Thị Kim Liên kể: “Khi đang còn đi làm thì tôi chỉ nghĩ ba mục tiêu phải làm cho được đó là: Dạy giỏi, trở thành đảng viên và có văn, có thơ. Bời vì nghĩ, đi dạy thì tất nhiên là phải dạy cho giỏi; thứ hai là phải phấn đấu trở thành người đảng viên để mà cống hiến cho đảng và thứ ba đó là phải có các sáng tác văn, thơ thì khi đi dạy mình mới vận dụng để dạy tốt được”

Mặc dù hai lĩnh vực xa nhau là vậy, nhưng điều gì cũng có nền tảng và cơ duyên của nó. Bà Liên bộc bạch: “Ngày nào mẹ tôi cũng nói về tục ngữ, ca dao, dân ca, tôi thấy rất hay. Đặc biệt, là lời hát ru của mẹ khi hát ru em tôi, nó  thắm đượm tình cảm sâu xa đối với con người, đất nước, đối với những miền quê…Nó cảm động lắm! hai hàng nước mắt tôi cứ chảy ra”.

Xuất phát từ lời ru ầu ơ thiết tha của mẹ, sự khát khao muốn tìm hiểu về những điều tưởng chừng như thân thuộc mà ẩn chứa bao điều mới lạ, bà Liên mới nghĩ đến việc tìm hiểu về những cái xung quanh mình. Và từ năm 2003, bà bắt đầu đi vào nghiên cứu, bà lấy ngay những chuyện trong làng Đức Phổ mà mình đang sống để thực hiện ước mơ của mình.

 Bà Liên chia sẻ: “Để viết được cuốn sách đầu tiên này, tôi phải nghĩ cách là bây giờ phải tìm hiểu như thế nào? Và tìm ai để có thể yên tâm đó là những thông tin chính xác và phải viết như thế nào? Từ đó, mới bắt đầu lục tìm trong đầu, rồi đi đây đi đó suốt gần 5 tháng trời, tôi mới hình thành được đề cương viết quyển sách này như thế nào. Đề cương này là từ dân nói, từ lời kể của các ông bà, cha mẹ, các bậc cao niên trong làng Đức Phổ này”.

Sau hơn 4 năm nghiên cứu, quyển sách đầu tiên của bà có tên gọi “Địa chí làng Đức Phổ” dày 200 trang ra đời với số lượng in 600 bản. Quyển sách đầu tiên này cũng là cuốn bà thấy tâm đắc nhất. Bởi vì đây là cuốn sách bà viết về nơi  sinh ra của mình.

Sau cuốn “Địa chí làng Đức Phổ”, bà cảm thấy yêu công việc mới mà mình đang làm và quyết tâm theo đuổi công việc nghiên cứu văn nghệ dân gian này. Vậy là từ năm 2007 đến nay, bà đã có thêm 13 công trình nghiên cứu về văn nghệ dân gian cả bản thảo và bản in. Trong số đó phải kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Chợ quê Quảng Bình; Địa chí làng An Xá; Chợ phiên Ba Đồn; Vùng cát ven biển Quảng Bình...Và đây cũng chính là những tác phẩm đã đạt các giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và giải thưởng Lưu Trọng Lư của tỉnh.

Về những đóng góp của Bà Đặng Thị Kim Liên trong lĩnh vực nghiên cứu văn nghệ dân gian, ông Phan Đình Tiến – Chủ tịch Hội VHNT Quảng Bình nói: “Bà Đặng Thị Kim Liên là một cá nhân điển hình trong hoạt động lao động văn học nghệ thuật trên lĩnh vực văn nghệ dân gian. Những công trình của bà đã góp phần đem lại một diện mạo mới về văn nghệ dân gian của Quảng Bình, làm nổi bật lên được nét văn hóa có bản sắc vùng miền, làm giàu thêm vốn văn hóa cho quê hương Quảng Bình”.

Ngoài nghiên cứu văn nghệ dân gian, Bà Liên còn được biết đến là một người làm thơ khá duyên ở Quảng Bình. Đến nay, Bà đã in 7 tập thơ với hơn 1 ngàn bài, trong đó, có nhiều bài đạt các giải thưởng Trung ương và của địa phương.

Với những cống hiến không mệt mỏi đó, Bà Liên đã được vinh danh là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu trong toàn quốc và được nhận “giải thưởng phụ nữ Việt Nam năm 2017” do “Quỹ giải thưởng tài năng phụ nữ Việt Nam” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng. Bà cũng là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020 của thành phố và của tỉnh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Về những dự định sắp tới của mình, bà Đặng Thị Kim Liên nói: “Những gì tôi chưa làm được thì bây giờ phải cố gắng hết sức để mà làm, làm từ chính cái tâm, cái ước mơ cháy bỏng của bản thân, làm được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, đóng góp cho quê hương, đất nước và cho nền văn học dân gian của nước nhà và của tỉnh”.

Với bà Đặng Thị Kim Liên, cuộc sống phải là luôn sáng tạo và không ngừng đi đến những cái mới. Cũng với bà nghiên cứu văn nghệ dân gian và làm thơ sẽ là cái đích để bà luôn vươn tới./.

 

                                                                                                Cái Huệ

 

Các tin khác