Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 1186

  • Tổng 5.562.725

Chương trình OCOP-động lực thúc đẩy phát triển sản xuất

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Sau hơn hai năm triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Đồng Hới, chương trình Mỗi xã một sản phẩm(OCOP) đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Năm 2018, khi mới bắt đầu thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Mai Thịnh, anh Trần Mạnh Thịnh ở phường Đồng Phú, TP Đồng Hới đã có ý định tham gia chương trình Ocop. Tuy nhiên qua tìm hiểu, nhận thầy có một số yêu cầu của chương trình mình chưa đáp ứng được, nên anh quyết tâm hoàn thành từng bước theo quy trình.  Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Mai Thịnh chuyên cung cấp cá chình giống, tư vấn kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; đồng thời, cung cấp các mặt hàng hải sản tươi sống tại địa bàn. Sau một thời gian nỗ lực kinh doanh, Thịnh đã thực hiện cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm cho 10 hộ dân trong tỉnh, liên kết với 7 cửa hàng phân phối thủy sản trên khắp cả nước. Anh còn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực hải sản cao cấp và hải sản nhập khẩu . Năm 2020, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Mai Thịnh đạt doanh thu  5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng. Anh Trần Mạnh Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Mai Thịnh chia sẻ: “ Đến thời điểm này, công ty TNHH Mai Thịnh đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí của chương trình Mỗi xã một sản phẩm, chúng tôi đang hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để trình lên thành phố. Tôi hy vọng sản phẩm của Mai Thịnh sẽ sớm được công nhận sản phẩm Ocop, để thương hiệu của chúng tôi ngày càng phát triển…”
Cũng giống Trần Mạnh Thịnh, Trần Thị Hồng Vân, cô chủ của thương hiệu Tinh dầu Vân Lan ở phường Hải Thành, đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để sớm tham gia chương trình ocop trong thời gian sớm nhất. Hơn 5 năm theo nghề nấu dầu truyền thống của gia đình, Vân đã xây dựng được 3 lò chưng cất, 1ha trồng sả Java, phát triển được đội ngũ công tác viên chuyên cung cấp các loại nguyên liệu. Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh dầu Vân Lan ngày càng được mở rộng, nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh đã tin tưởng sử dụng thường xuyên. Chị Trần Thị Hồng Vân, ở tổ dân phố 6, phường Hải Thành, TP Đồng Hới, nói: “ Chương trình Ocop rất có ý nghĩa đối với những người trẻ mới lập nghiệp như chúng tôi, Chương trình  đã trở thành động lực để tôi phấn đấu nhiều hơn trong công việc”
Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình Mỗi xã một sản phẩm Ocop,  ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân đăng ký tham gia chương trình. Nhiều sản phẩm sau khi được công nhận đạt ocop đã mở rộng thị trường tiêu thụ, doanh thu ngày càng tăng. Tiêu biểu có sản phẩm Rượu sim Hùng Nhung, Khoai deo Linh Huệ, Hải sản Long Tám.. Chị Trương Thị Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Linh Huệ chia sẻ: “Công ty chúng tôi luôn nỗ lực để sản phẩm khoai gieo Linh Huệ khi đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng tốt nhất. Để làm được điều này, cùng với việc nghiên cứu thay đổi mẫu mã, hình thức đóng gói... nhằm tạo ra nét đặc trưng, thương hiệu riêng của sản phẩm thì điều mà chúng tôi quan tâm nhất đó chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.Hiện nay, mặt hàng khoai gieo của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, có đại lý phân phối sản phẩm tại 15 tỉnh thành trong cả nước. Mỗi ngày, Công ty xuất ra thị trường từ 50 kg - 02 tạ khoai gieo đã đóng gói, mỗi năm xuất trên 30 tấn khoai, thu lãi trên 250 triệu đồng/năm.  Được công nhận là sản phẩm ocop 3 sao cấp tỉnh chính là cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để sản phẩm khoai gieo Linh Huệ từng bước mở rộng thương hiệu trên thị trường.”
 Tuy nhiên thực tế là  những sản phẩm ocop của Đồng Hới vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc tuyên truyền về chương trình còn hạn chế, quá trình làm hồ sơ, thủ tục với số biểu mẫu, hồ sơ đánh giá quá nhiều và quá khó đối với các chủ thể sản xuất . Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó trưởng phòng Kinh tế, UBNDTP Đồng Hới cho biết: “ Thời gian tới, để triển khai Chương trình OCOP có hiệu quả, phòng kinh tế thành phố sẽ tham mưu cho thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Đẩy mạnh  công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm tạo được sự chuyển biến trong nhận thức đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong toàn thành phố về chương trình OCOP; Xây dựng, hoàn thiện tổ chức, bộ máy, hệ thống tư vấn thực hiện OCOP; Đặc biệt cần làm tốt công tác chính sách:như hỗ trợ quy hoạch chi tiết phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ các thủ tục pháp lý, hỗ trợ tín dụng  sản xuất; tiêu thụ sản phẩm…”
Theo khảo sát của các địa phương, trên địa bàn thành phố hiện có khá nhiều sản phẩm đủ điều kiện để tham gia chương trình Ocop như thuỷ hải sản, nước lọc tinh khiết, tinh dầu, trứng vịt, chim trĩ, nem chả, bún bánh…Thời gian tới, cùng với việc tăng cường tuyên truyền, vận động các chủ thể  đăng ký tham gia, thành phố cũng sẽ hỗ trợ,  đồng hành cùng các chủ thể trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục; phấn đấu ngày càng có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn ocop, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững.
 Ly Na 

Các tin khác