Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 118

  • Tổng 5.563.194

Thực hiện đề án phát triển kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động và đề án phát triển kinh tế xã hội của thành phố, Hội nông dân thành phố Đồng Hới đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch chương trình công tác để triển khai chỉ đạo thực hiện. Các cơ sở hội đã tham mưu cho cấp ủy phối hợp với chính quyền xây dựng các đề án phát triển kinh tế- xã hội trên lĩnh vực nông nghiệp theo đặc điểm của từng địa phương. Đồng thời, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, hướng dẫn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng thâm canh tăng vụ.

Trên lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản: Trước đây, nhiều nông dân ở phường Phú Hải, Đức Ninh Đông nuôi tôm nhưng cho hiệu quả thấp nay đã chuyển đổi sang nuôi các Vược, cá mú và cá bóng cho lãi khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Ngư dân Bảo Ninh, Quang Phú, Hải Thành thường xuyên ra khơi bám biển dài ngày khi thời tiết thuận lợi nên đánh bắt được nhiều vựa cá lớn. Riêng 6 tháng đầu năm nay, các ngư dân ở các xã phường miền biển đã đánh bắt trên 3000 tấn cá, mực các loại. Đặc biệt, ngư dân xã Bảo Ninh đã đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại như máy dò cá, mô hình lưới rê khơi 3-4 lớp để đánh bắt, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Về lĩnh vực phát triển chăn nuôi hộ gia đình: Các mô hình mới được nông dân đầu tư phát triển như mô hình nuôi hươu lấy nhung ở Nghĩa Ninh và Bắc Nghĩa. Mỗi năm, bà con ở những vùng này thu nhập từ việc bán lộc nhung ở mỗi con khoảng 6 triệu đồng . Các mô hình mới như: nuôi nhím sinh sản, nuôi gà ri ở Đồng Sơn, Thuận Đức, Lộc Ninh phát triển khá mạnh.

Nhằm phát huy hết thế mạnh của đất, nhiều bà con ở các xã như Lộc Ninh, Đức Ninh, Nghĩa Ninh đã chuyển 68 ha ruộng lúa năng suất thấp sang mô hình cá- lúa, đưa lại thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm. Nông dân ở Đức Ninh, Bắc Nghĩa đã chuyển diện tích đất màu sang sản xuất rau an toàn theo đề án phát triển của thành phố. Trong đó, hội đã vận động 30 hộ có kinh nghiệm sản xuất rau tham gia dự án, thực hiện các cam kết sản xuất rau an toàn và được các cơ quan như: Trung tâm khuyến nông, Bảo vệ thực vật tỉnh tập huấn chuyển giao KHKT. Nhờ vậy, qua 2 vụ sản xuất, nông dân đã thực hiện đầy đủ các quy trình đảm bảo rau an toàn cung cấp cho thị trường, cho thu nhập 4 triệu đồng trên mỗi sào rau. Mặc dù trồng rau an toàn đạt hiệu quả và năng suất cao nhưng do thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn nên hiện nay nhiều bà con đã chuyển sang trồng các loại quả như bí đao, bí đỏ để dể tiêu thụ khi được giá.

Không những phát triển chăn nuôi kinh tế hộ gia đình qui mô nhỏ, nhiều bà con đã mạnh dạn đàu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Do vậy, ngoài những trang trại lớn có từ trước, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện thêm nhiều trang trại mới với vốn đầu tư trên 500 triệu đồng. Tiêu biểu như: trang trại của anh Thảo ở Nghĩa Ninh; anh Sửu, chị Linh, anh Lương và anh Thắng ở Thuận Đức. Những trang trại này ngoài đưa lại thu nhập cao cho nông dân còn tạo công ăn việc làm cho không ít lao động ở địa phương, đồng thời mở ra tiềm năng kinh tế mới vùng phía tây thành phố.

Riêng những xã, phường có đất nông nghiệp bị thu hẹp, Hội đã vận động, tư vấn cho bà con chuyển sang làm những ngành nghề mới như: phát triển tiểu thủ công nghiệp, mở dịch vụ vận tải, xay xát, làm bánh… để giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh đó , trong qúa trình chỉ đạo thực hiện, Hội đã phối hợp với các ngành mở hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho hàng ngàn hội viên, thành lập CLB KHKT nhà nông, trang bị máy vi tính nối mạng Internet để nông dân khai thác thông tin phục vụ sản xuất. Đồng thời, Hội luôn đứng ra tính chấp với ngân hàng CSXH để bà con vay vốn mở rộng sản xuất nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân. Hội cũng luôn vận động hội viên xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, giúp nhau vay vốn phát triển sản xuất     

Tuy bà con đã có ý thức tạo thêm nhiều việc làm mới cũng như tìm ra nhiều giống cây con mới để đưa vào sản xuất nhưng xem ra còn manh mún, chưa gắn giữa sản xuất và bao tiêu sản phảm. Nhiều hộ dân do vốn ít nên chưa thể mở rộng sản xuất những mô hình mới để khai thác thế mạnh của từng vùng. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư của thành phố tuy đã được ban hành nhưng việc triển khai thực hiện chậm nên chưa khuyến khích bà con đầu tư sản xuất. Đặc biệt, thời gian qua do dư luận hiểu sai việc bùng phát dịch cúm H1N1ở người bắt nguồn từ lợn nên nhiều người dân còn dè dặt trong việc dùng thịt lợn trong các bữa ăn hằng ngày. Vì thế, mức tiêu thụ cũng như giá của thịt lợn theo đó cũng bị giảm sút. Với sự tụt giá của thịt lợn, nhiều bà con chăn nuôi nhất là các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên cả nước đang còn điêu đứng. Bà con chăn nuôi trên địa bàn Đồng Hới cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Họ cũng đang lao đao vì lợn rớt giá …

 

                                                                                      Nguyễn Hà

Các tin khác