Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 662

  • Tổng 5.555.484

Thuận Đức đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế vườn đồi, những năm qua, Hội nông dân xã Thuận Đức đã khuyến khích, hỗ trợ người dân cải tạo đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo ra nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng gia trại, trang trại... mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.

Gia đình bà Trần Thị Duyên ở thôn Thuận Vinh có lợi thế về diện tích đất đồi rộng hơn 2 ha, trước đây, gia đình chỉ nuôi trồng các loại cây con truyền thống quy mô nhỏ theo hình thức tự cung tự cấp và bán nhỏ lẻ cho người dân trong thôn xóm nên hiệu quả kinh tế không ổn định, chưa tận dụng hết diện tích đất vườn nhà.

Thực hiện chủ trương của xã về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khai thác hết tiềm năng, lợi thế đất vườn đồi, nhiều năm qua, gia đình bà Duyên đã chịu khó tìm tòi, học hỏi kiến thức chăn nuôi, trồng trọt trên các kênh truyền hình, báo, tạp chí đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, hội nông dân xã, từng bước xây dựng mô hình VAC để phát triển kinh tế gia đình.


Mô hình nuôi gà của bà Trần Thị Duyên

Bà Trần Thị Duyên, Thôn Thuận Vinh, xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới cho biết: “Hiện tại, gia đình tôi có vườn cây lưu niên với trên 200 gốc cây các loại như: ổi, bưởi, chanh, saboche, vú sữa, dừa, mít; các loại cây cảnh như: mai vàng, trầm, hoa cảnh…;  ao cá có diện tích 3000m2;  và đàn vật nuôi với 5 lợn nái, 11 con bò và gần 200 con gà. Mỗi năm, mô hình VAC cho thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng. Trên cơ sở đó, thời gian tới, tôi còn muốn mở rộng mô hình, trồng thêm một số loại cây lưu niên phù hợp và gia tăng đàn vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình”.

Trên diện tích đất vườn nhà gần 3.000m2  trước đây trồng chuối, rau màu kém hiệu quả, 6 năm qua, gia đình chị Trần Thị Lệ Hà ở thôn Thuận Vinh đã chuyển đổi sang trồng 250 gốc ổi lê Đài Loan cho hiệu quả.

Ổi lê Đài Loan là giống ổi dễ trồng, khả năng sinh trưởng khỏe, tái sinh cao, chống chịu tốt với thời tiết bất lợi, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu quả và cho năng suất cao, thu hoạch quanh năm, ổi giòn ngọt, nhiều dinh dưỡng, phù hợp với đất vườn đồi ở địa phương.

Chị Trần Thị Lệ Hà, Thôn Thuận Vinh, xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới chia sẻ: “Nếu chăm sóc tốt thì trung bình mỗi năm một cây ổi sẽ cho khoảng 20 - 30kg quả. Với 250 cây ổi, tôi có thể thu hoạch khoảng 5 tấn quả/năm. Hiện nay, ổi lê Đài Loan bán ra với giá trung bình khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg, thời điểm gần tết có lúc lên tới 30.000 đồng/kg. Mỗi năm, thu nhập từ vườn ổi của gia đình đạt trên 100 triệu đồng”.


Mô hình trồng ổi của bà Trần Thị Lệ Hà

Bà Lê Thị Hường, Chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Đức, TP.Đồng Hới nói: “Trên cơ sở Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của UBND, thời gian qua, Hội nông dân xã Thuận Đức đã triển khai chủ trương đến với mọi người dân trên địa bàn. Hội phối hợp với các đơn vị, phòng ban chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi; tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay, xã Thuận Đức đã xây dựng được trên 30 mô hình phát triển kinh tế theo hướng gia trại, trang trại vườn đồi, nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.Tiêu biểu như các mô hình nuôi cá, gà thả vườn, trồng ổi, chăn nuôi thỏ, lợn rừng, lợn thịt, thanh long đỏ…cho hiệu quả cao”.

Với mục tiêu gắn phát triển nông nghiệp, nông thôn với đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, các cấp chính quyền xã Thuận Đức tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến về nhận thức của người dân  về hiệu quả và giá trị kinh tế của vườn đồi; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần của nhân dân. Trước mắt, là vận động các chủ thể, các cơ sở sản xuất xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương tham gia chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, hoàn thành tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới./.

Cái Huệ

Các tin khác