Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 244

  • Tổng 5.481.926

Dạy học trực tuyến – thích ứng để ứng phó với dịch covid-19

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hơn 30 ngàn học sinh và gần 2 ngàn nhà giáo thuộc Phòng GD&ĐT Thành phố Đồng Hới chưa thể tổ chức dạy học theo phương thức trực tiếp trên lớp mà chuyển sang dạy học trực tuyến là lựa chọn thích ứng phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Theo quy định, việc tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến kết hợp với dạy học qua truyền hình một cách thích hợp đối với học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3 và học sinh khối trung học cơ sở. Với quan điểm tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Các tiết dạy học trực tuyến được thanh toán chương trình, không dạy lại khi dạy học trực tiếp. Các môn học, bài học chưa dạy học trực tuyến sẽ tổ chức dạy học trực tiếp khi điều kiện đảm bảo.
Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến trên hệ thống quản lý dạy học trực tuyến K12Online. Thời lượng dạy học trực tuyến không quá 3 tiết/buổi (đối với tiểu học) 4 tiết/buổi (đối với trung học cơ sở), mỗi tiết cách nhau ít nhất 10 phút. Giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi. Phòng GD&ĐT đã giao cho các trường chủ động, linh hoạt chia ca học (sáng, chiều) để tạo điều kiện cho học sinh trong một gia đình có thể sử dụng chung thiết bị học tập; bố trí lịch dạy học hợp lý, thời điểm dạy học hàng ngày phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, phụ huynh. Việc lựa chọn bộ môn dạy học ở trung học cơ sở do các trường chủ động xem xét, quyết định; đối với tiểu học dạy các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Yêu cầu các tiết dạy được lựa chọn phải đảm bảo mạch kiến thức. Mỗi giáo viên phải chủ động, linh hoạt, dạy nội dung cốt lõi, động viên, kiên nhẫn với học sinh. Đặc biệt, phải quan tâm học sinh yếu, kém và không dạy quá nhiều nội dung dẫn đến việc căng thẳng cho các em.
Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 tập trung hướng dẫn học sinh học tập theo chương trình dạy học được phát sóng trên kênh VTV7 Đài Truyền hình Việt Nam, tiếp sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, tạm thời chưa tổ chức học tập tại trường; khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các em đến trường, giáo viên tập trung dạy học trực tiếp; lựa chọn nội dung, chương trình phù hợp, không nhồi nhét gây căng thẳng cho học sinh.
Còn đối với cơ sở giáo dục mầm non tạm thời chưa tổ chức học tập tại trường mà tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở nhà theo các hình thức phù hợp. Ngành Giáo dục cần có các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Giới thiệu cho phụ huynh bộ cẩm nang và video hướng dẫn hỗ trợ cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi trẻ ở nhà do Bội Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các địa phương linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức, huy động sự tham gia của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, học liệu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch COVID-19, đăng tải trên internet thông qua các website, zalo, youtube, facebook để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non có thể sử dụng hoặc chia sẻ với nhau trong cùng địa bàn. 
Nhà trường cần tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ở địa phương để duy trì sĩ số học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học, tuyệt đối không để học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sách, vở, dụng cụ học tập, phương tiện để học tập. Theo dõi, thống kê những học sinh không đủ điều kiện tham gia học tập trực tuyến, học qua truyền hình để có giải pháp hỗ trợ thiết bị và tổ chức dạy bù; đặc biệt cần quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền về chủ trương tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 năm học 2021-2022, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của phụ huynh, học sinh đối với việc tổ chức dạy học trực tuyến trên địa bàn.
Trong bối cảnh hiện nay, không thể xác định được ngày nào học sinh được quay lại trường học, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý đến giáo viên cần phải thay đổi để thích ứng, biến thách thức, nguy cơ do tác động của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp thành cơ hội để thay đổi phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu chất lượng, hiệu quả giáo dục trong tình hình mới./.
 Sáu Trần
 

 

Các tin khác