Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 3158

  • Tổng 5.480.971

Cảnh báo phương thức, thủ đoạn tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, gây mất ANTT trên địa bàn thành phố. Qua công tác tiếp nhận đơn thư, phản ánh của Nhân dân và công tác nắm tình hình nhận thấy một số thủ đoạn lừa đảo phố biến mà đối tượng thực hiện thời gian qua như sau:

         1. Đối tượng lấy cắp (hack) tài khoản Facebook cá nhân và tìm hiểu cách giao tiếp của bạn bè, người thân chủ tài khoản, sau đó thông qua ứng dụng Messenger để liên lạc tạo sự tin tưởng rồi nhờ bị hại chuyển tiền để chiếm đoạt. Khi bị hại gọi video lại để xác nhận thì thấy hình ảnh chủ tài khoản (đối tượng đã chuẩn bị từ trước) và ngay sau đó đối tượng tắt ngay vì mất sóng. 
          2. Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber,… cũng như các số điện thoại của bị hại các đối tượng nhắn tin, gọi điện với nội dung bạn đã trúng thưởng lớn nào đó. Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng này thì cần phải chi một số tiền để làm thủ tục nhận thưởng, bị hại sẽ chuyển tiền qua các hình thức như chuyển ngân hàng hoặc gửi thẻ cào nhiều lần, khi mất số tiền quá lớn thì người bị hại mới biết mình bị lừa.
          3. Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber,… đối tượng tạo ra vỏ bọc là người sống tại nước ngoài và nhắn tin làm quen với bị hại. Khi đã có được sự tin tưởng, đối tượng sẽ tặng cho bị hại một món quà lớn. Tuy nhiên, để nhận được quà thì phải chuyển tiền qua tài khoản đối tượng cung cấp để lực lượng Hải quan tại sân bay hoặc nhân viên bưu điện làm thủ tục.
          4. Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… đối tượng rao bán xe máy, điện thoại di động,… giá rẻ. Đối tượng yêu cầu chuyển tiền cọc, tiền vận chuyển, sau khi bị hại chuyển tiền thì các tài khoản này khóa tài khoản không liên lạc được nữa.
          5. Các đối tượng giả danh Công an, Kiểm sát viên, Tòa án,… gọi điện thoại đến và thông báo bạn đang bị điều tra liên quan đến một vụ án hình sự, ma túy, buôn lậu, gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người,… Yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra, yêu cầu nộp một khoản tiền để đảm bảo được tại ngoại nếu không sẽ bị bắt khởi tố, tạm giam,…
          6. Đối tượng gọi điện thoại thông báo tài khoản ngân hàng của bị hại đã bị khóa hoặc tài khoản bị lỗi không thực hiện được giao dịch. Yêu cầu nhập vào đường Link như bidvssmat.com, testlite.com,… và cung cấp mã OTP để khôi phục lại hoạt động, sau đó sẽ rút sạch tiền trong tài khoản của bị hại.
          7. Sau khi nắm được người dùng không sử dụng số điện thoại nữa, đối tượng sẽ đăng ký lại sim điện thoại này của bị hại. Một số bạn bè, người thân bị hại vẫn liên lạc vào số này thì đối tượng giả mạo để lừa đảo mượn tiền.
          8. Giả mạo cán bộ ngân hàng làm hồ sơ vay vốn, bị hại truy cập vào đường Link trên Facebook, sau đó được hướng dẫn liên lạc với một người để làm hồ sơ. Người vay tiền phải nộp tiền vào tài khoản mà đối tượng cho để chứng minh khoản vaycủa mình. Ngoài ra, đối tượng còn có thủ đoạn thông báo bị hại vay vốn qua các ứng dụng Borrowvfl,…Khi bị hại tải phần mềm về điện thoại và thực hiện các thủ tục vay vốn thì nhận được thông báo hồ sơ vay bị sai, phải chuyển 10% số tiền vay vào tài khoản của Công ty để thẩm định. Khi chuyển tiền xong bị hại không liên lạc được thì mới biết bị lừa đảo.
          9. Đối tượng lấy cắp (hack) tài khoản Facebook cá nhân của những người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài, nhắn tin nhờ bạn bè, người thân nhận tiền hộ từ nước ngoài, xin bị hại số tài khoản, số điện thoại sau đó gửi tin nhắn thông báo nhận tiền chứa các đường Link giả mạo các dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài như MoneyGram, Wester Union,… Các trang web giả mạo này yêu cầu bị hại nhập các thông tin tài khoản ngân hàng như: ID, mật khẩu tài khoản InternetBanking, tên, số thẻ. Sau khi có thông tin tài khoản, các đối tượng yêu cầu bị hại cung cấp mã OTP do ngân hàng cung cấp để thực hiện việc chuyển tiền ra khỏi tài khoản nhằm mục đích chiếm đoạt.
          Trên đây là một số phương thức, thủ đoạn một số loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đồng Hới thông báo người dân nắm, chủ động phòng ngừa. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào có dấu hiệu hoạt động lừa đảo với các phương thức, thủ đoạn trên cần báo ngay cho cơ quan Công an để được tư vấn, giải quyết theo quy định./.
                                                               HÀ DUY

Các tin khác