Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 12564

  • Tổng 5.494.264

Thành phố Đồng Hới triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2021 - 2025”

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 18/3/2022 UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đồng Hới giai đoạn 2021 - 2025”.

Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên theo Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Xây dựng đội ngũ hòa giải viên có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm để tổ chức và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở; tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; duy trì, củng cố đoàn kết trong nội bộ nhân dân; Phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của nhà nước.

Tại Đề án xác định mục tiêu cụ thể từ năm 2021 - 2025, phấn đấu 100% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành; phấn đấu ít nhất 80% Tổ trưởng Tổ hòa giải được tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ hòa giải

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các cơ quan, ban, ngành và UBND các xã, phường cần tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai nhiệm vụ của Đề án; rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ hòa giải viên, kết quả hoạt động hòa giải của từng hòa giải viên; củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên có đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu hòa giải ở cơ sở; Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ hòa giải viên; kết quả hoạt động của từng hòa giải viên, trên cơ sở đó tiến hành bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; In ấn các văn bản, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho Tổ hòa giải, UBND các xã, phường; Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện và đội ngũ tham mưu quản lý công tác hòa giải cơ sở. Bên cạnh đó, đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên Trang Thông tin điện tử thành phố Đồng Hới; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới cho tổ viên Tổ hòa giải tại địa bàn 15 xã, phường; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở như: Đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên Trang Thông tin điện tử Thành phố, Uỷ ban MTTQVN thành phố, Trang thông tin điện tử các xã, phường (nếu có) và mạng xã hội facebook, youtube, fanpage…., các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở. Tiếp nhận, xử lý thông tin hai chiều, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là hòa giải các vụ việc khó, phức tạp; Tổ chức hội nghị (diễn đàn) giao lưu, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, trao đổi, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở. Huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở: Huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác hòa giải ở cơ sở theo tinh thần nâng cao trách nhiệm xã hội của tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích Hội Luật gia thành phố hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; vận động và tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở. Hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành; UBND các xã, phường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch trên toàn thành phố và tổ chức khen thưởng cho những hòa giải viên, tổ hòa giải cơ sở điển hình xuất sắc, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác hòa giải ở cơ sở. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).

Đề án Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2021 – 2025 giúp giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước./.

                              Thu Thủy

Các tin khác