Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 201

  • Tổng 5.551.019

Công điện khẩn của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành phô Đồng Hới

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 128,3 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin) khoảng 710km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11. Trong 24 đến 48 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và đi vào biển Đông. Đến 07 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 118,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13.

Do ảnh hưởng của bão, từ khoảng chiều 25/9, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 4,0-6,0 m; biến động mạnh. Đây là một cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn, ngày 24/9/2022, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đồng thời là BCH Phòng thủ dân sự thành phố đã ban hành Công điện số 06/CĐ-BCH, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện một sô nội dung sau:

1. Thực hiện nghiêm Công điện số 29/CĐ-QG ngày 24/9/2022 của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; Công văn số 1742/UBND-KT ngày 22/9/2022 của UBND tỉnh về việc sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ liên tiếp, kéo dài; tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn, kịp thời chỉ đạo, triển khai phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao, bố trí lực lượng để kịp thời xử lý các tình huống đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông trên các trục chính, điện, nước sản xuất, sinh hoạt.

2. Đồn Biên phòng Nhật Lệ, Phòng Kinh tế, UBND các xã, phường ven biển, tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, phương tiện (kể cả vận tải và tàu du lịch), hướng dẫn di chuyển thoát ra, không đi vào vùng nguy hiểm và kêu gọi về nơi tránh trú an toàn. Tạo điều kiện cho tàu thuyền của các địa phương khác vào tránh trú trên địa bàn. Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, triển khai công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú, không để tàu thuyền hư hỏng do va chạm, cháy nổ trong khu neo đậu. Tổ chức, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản. sẵn sàng triển khai công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các đảo và lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; công trình đang thi công trên biển, ven biển.

3. UBND các xã, phường:

- Sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão và mưa lớn; kiêm tra rà soát nắm chắc số lượng nhà yếu, không an toàn, các địa điểm, khu vực có nguy cơ cao ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, số lượng người cần sơ tán; sẵn sàng triển khai phương án sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn theo từng kịch bản, cấp độ thiên tai; chủ động dự trữ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị chia cắt do mưa lũ), huy động lực lượng hỗ trợ các trường học, trạm y tế... để chằng chống nhà cửa, di dời trang thiết bị dạy và học.

- Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các khu vực ngập sâu, tạm dừng hoạt động lưu thông trong những trường hợp mất an toàn.

- Khuyến cáo, hướng dẫn người dân tổ chức chằng chống nhà cửa, chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản đề phòng bão, mưa lớn.

- Cảnh báo các khu dân cư ven sông, ven suối đề phòng lũ quét, sạt lở đât để chủ động phương án đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

- Chỉ đạo hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin, cảnh báo diễn biến bão Noru, mưa lớn để người dân, doanh nghiệp chủ động triển khai ứng phó.

4. Phòng Kinh tế, Chi nhánh thủy nông Phú Vinh và UBND các xã, phường theo dõi chặt chẽ lượng mưa để vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn vùng hạ du, công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa.

5. Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố, Đồn Biên phòng Nhật Lệ sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

6. Phòng Quản lý đô thị có phương án kiếm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngập sâu; sẵn sàng bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

7. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng khác tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân, chính quyền cơ sở biết, chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ.

Nội dung chi tiết Công điện tại đây.

Các tin khác