Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 2141

  • Tổng 5.556.965

Vướng mắc từ chứng thực

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Khi triển khai Luật Công chứng và Nghị định 79/2007/NĐ-CP là người trực tiếp chứng thực tại cấp huyện tôi đã viết bài phản ánh những khó khăn, vướng mắc từ việc phân định thẩm quyền chứng thực quy định tại Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP và mức thu lệ phí chứng thực trên thực tế mong được trao đổi tháo gỡ.

Qua hơn một năm thực hiện Nghị định 79 nói trên, ngày 25 tháng 8 năm 2008 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2008/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP  về cấp bản sao từ Sổ gốc, chứng thực chữ ký. Thông tư 03/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp đã tháo gỡ một số vướng mắc trên thực tế như việc phân định thẩm quyền, tiêu chuẩn người dịch, các điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về dịch thuật.

Từ việc phân định thẩm quyền chứng thực tiếng Việt và tiếng nước ngoài ở hai địa chỉ là Phòng Tư pháp cấp huyện   UBND các xã, phường người dân phải đi 2 địa chỉ khi cần chứng thực văn bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài, văn bản song ngữ thì nay đã thuận lợi hơn bằng việcbổ sung thêm quy định cho UBND cấp huyện được quyền chứng thực cả văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài và quyền lựa chọn nơi chứng thực khi quy định cả 2 cấp có thẩm quyền chứng thực.

Về phí dịch thuật: Thông tư 03 vẫn quy định địa phương tự quyết định.”Sở Tư pháp cần phối hợp với Sở tài chính xây dựng biểu mức thù lao dịch thuật”.Như vậy vấn đề phí dịch thuật sẽ có tình trạng mỗi nơi thu một kiểu không đảm bảo thống nhất. Và mức độ đơn giản hay phức tạp của tài liệu do chưa có quy định rõ ràng nên tất cả phụ thuộc vào cái “tâm” của người dịch. Người dân phản ánh giá dịch thuật còn quá cao nhưng mức thù lao dịch thuật là do người yêu cầu dịch và người dịch tự thỏa thuận. Người dịch chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Chứng thực của Phòng tư pháp cấp huyện là chứng thực chữ ký của người dịch nên mức thù lao khó nằm trong tầm kiểm soát của phòng tư pháp cấp huyện.

Vê đội ngũ dịch thuật: Trước đây, khi chưa có quy định của Thông tư 03/2008/TT-BTP nguồn dịch thuật lựa chọn từ các Cộng tác viên đã làm việc với Phòng công chứng và thêm một số cá nhân thông thạo ngoại ngữ đang làm ăn, sinh sống trên địa bàn. Khi có quy định của Thông tư03/2008/TT-BTP của Bộ tư pháp thì Cộng tác viên phải là người:” Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch”.

Đối với quy định điểm a mục 5 thì đã quá rõ ràng. Nhưng còn quy định tại điểm b: Người dịch có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch”.

Quy định này đang gây tranh cãi bởi lẽ: có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch là bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ hay văn bằng Đại học khác mà người đó học tại nước ngoài. Rõ ràng, một người học Đại học ở nước ngoài dù văn bằng về chuyên ngành nào đi nữa thì họ vẫn thông thạo thứ ngôn ngữ mà họ đã theo học Đại học tại nước sở tại nhưng khi muốn ký hợp đồng với Trưởng Phòng tư pháp để làm Cộng tác viên dịch thuật thì lại vướng quy định chưa rõ ràng này. Thành ra người có văn bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thành thạo ngoại ngữ nhưng không phải là Đại học chuyên ngữ lại chưa được chấp nhận ký hợp đồng trong khi họ có năng lực dịch thuật.

Vấn đề lệ phí: Mức lệ phí chứng thực còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng. Bởi lẽ mức thu lệ phí chứng thực thời điểm này vẫn là 10.000 đ/trường hợp. Mỗi trường hợp được hiểu là một loại tài liệu hay một chữ ký/bản.

Một vấn đề nữa là khi có Thông tư 91/2008 /TTLTvà 92/2008/TTLT ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ tư pháp về thu lệ phí công chứng và lệ phí chứng thực ở cả hai thông tư này đều quy định thay thế cho Thông tư Liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001của Bộ Tài chính-Bộ Tư pháp nhưng hiện nay một số địa phương vẫn đang thực hiện chứng  thực các hợp đồng giao dịch liên quan về đất thì lại đang áp dụng mức thu lệ phí tại phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 93/2001/TTLT/BTC-BTP như vậy là áp dụng phụ lục văn bản hết hiệu lực đã được thay thế bằng một văn bản khác.

Ngày 21 tháng 01 năm 2009, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND quy định thẩm quyền công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Quyết định vừa mới triển khai thực hiện đã gặp phản ứng từ phía người dân bởi lẽ quy định của Quyết định tạo ra sự bất bình đẳng giữa UBND cấp xã trong phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chỉ riêng thành phố Đồng Hới thì UBND cấp xã không được chứng thực các hợp đồng, giao dịch. Vấn đề này tôi sẽ đề cập ở bài viết khác dưới góc độ khác. Từ những bất cập nêu trên để đảm bảo cho việc thực hiện chứng thực theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP được thông suốt và  thống nhất trên cả nước  rất cần các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp

 

   Hoàng Hồng

Các tin khác