Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 12511

  • Tổng 5.494.211

Những kết quả đạt được trong công tác tư pháp thành phố Đồng Hới năm 2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

        Năm 2022 là năm thành phố triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, trọng tâm là thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản nhưng vẫn còn đó những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 kéo dài và giá nguyên, vật liệu tăng; song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành và nhân dân, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển ổn định và đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có sự đóng góp tích cực của ngành Tư pháp thành phố.

        Trong năm, phòng Tư pháp đã triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh về công tác tư pháp gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp và chuyển đổi số, tham mưu cho UBND thành phố xây dựng chương trình công tác trọng tâm và ban hành 35 kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Công tác tư pháp tiếp tục được đổi mới, có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực như: Xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý về nuôi con nuôi; chứng thực; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trợ giúp pháp lý. Một số kết quả nổi bật cụ thể như:

       Tập trung nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Phòng Tư pháp đã thẩm định 11 dự thảo văn bản; tự kiểm tra 10 văn bản của HĐND, UBND thành phố. Qua kiểm tra, phòng Tư pháp phát hiện 02 Nghị quyết của HĐND thành phố ban hành văn bản hành chính nhưng có chứa quy phạm pháp luật, đã tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố bãi bỏ. Rà soát 36 văn bản, kết quả UBND thành phố đã ban hành Quyết định công bố danh mục 11 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành toàn bộ.

        Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được tăng cường, đổi mới, đi vào chiều sâu, có sự chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Những hoạt động nổi bật của thành phố Đồng Hới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện ở công tác chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ thành phố xuống xã, phường. Trong năm, các cơ quan, ban ngành đơn vị thành phố đã tổ chức được 1.128 hội nghị tuyên truyền, phổ biến với 90.240 lượt người tham gia; tổ chức 07 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 44.960 lượt người dự thi; cấp phát 15.711 tài liệu pháp luật. Ở xã, phường đã tổ chức được 45 hội nghị tuyên truyền, phổ biến với 5.265 lượt người tham gia; tổ chức 18 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 505 lượt người dự thi; cấp phát 1.096 tài liệu pháp luật.

         Đặc biệt, phòng Tư pháp đã tham mưu UBND thành phố tập trung chỉ đạo khai thác tối đa các ứng dụng công nghệ thông tin, sức mạnh truyền thông, vai trò của các cơ quan báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: phát động cán bộ và nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy” do Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức, với 4.808 người tham gia; mở thêm chuyên mục “phổ biến, giáo dục pháp luật” trên Trang thông tin điện tử thành phố Đồng Hới, các cơ quan, ban, ngành thành phố và xã, phường  đã phối hợp với các cơ quan thông tin đăng tải hơn 100 phóng sự, tin, bài, ảnh trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, facebook Tư pháp Đồng Hới; duy trì chuyên mục “pháp luật và đời sống” trên Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố, Bản tin Đồng Hới, Bản tin Tư pháp Quảng Bình... Điểm nhấn trong đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại Đồng Hới trong năm qua, đó là việc tiếp tục xây dựng các mô hình mới, sáng tạo, phù hợp với điều kiện mới như: Video “Tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống ma túy” của Phòng Tư pháp; video “Đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai trường học không dùng tiền mặt” của Phòng Giáo dục và Đào tạo; video “Đồng Hới Smart city” giới thiệu phần mềm Đô thị thông minh thành phố; các tiểu phẩm, sân khấu hóa, triển khai mô hình phòng cháy, chữa cháy ở các trường học; tổ chức Phiên toà giả định ở các cơ sở Đoàn ... đã nhận được sự ủng hộ tích cực của đông đảo cán bộ, người dân, phát huy hiệu quả tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay.

        Công tác hộ tịch, chứng thực được thực hiện kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Phòng Tư pháp thành phố chủ động trong việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Kết quả, trong năm tính đến 31/10/2022, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND thành phố thực hiện đăng ký khai sinh và kết hôn có yếu tố nước ngoài: 22 trường hợp; Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: 06 trường hợp; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, cấp bản sao hộ tịch, trả lời xác minh hộ tịch: 368 trường hợp. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên lĩnh vực hộ tịch tại thành phố đạt tỷ lệ 100%. Tại các xã, phường, nhiệm vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cũng hết sức nặng nề, số lượng giao dịch đông, liên tục, chiếm hơn 90% số lượng vụ việc của Bộ phận một cửa nhưng luôn hoàn thành đúng hạn và trước hạn. Trong đó, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn: 3970 trường hợp; Đăng ký nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch; giám hộ: 108 trường hợp; Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 2.993 trường hợp; Ghi vào sổ thay đổi hộ tịch khác: 73 trường hợp. UBND các xã, phường (15/15) đã triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên lĩnh vực hộ tịch đạt tỷ lệ tỉnh giao. Phòng Tư pháp đã thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính 828 hồ sơ; Chứng thực chữ ký người dịch 1.802 hồ sơ; Chứng thực bản sao điện tử: 212 hồ sơ. UBND các xã, phường đã thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính 105.351 hồ sơ; Chứng thực chữ ký: 7.791 hồ sơ; Chứng thực hợp đồng giao dịch: 285 hợp đồng; Chứng thực bản sao điện tử hơn 600 hồ sơ.

        Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND thành phố về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 và Kế hoạch thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính năm 2022 trên địa bàn thành phố. Phòng Tư pháp đã tham mưu tổ chức nhiều hội nghị triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung có hiệu quả, giải quyết được một số vướng mắc trong quá trình thực hiện của một số cơ quan, đơn vị, địa phương; khắc phục các sai sót trong áp dụng các quy trình về xử lý vi phạm hành chính như: hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính; hội nghị trao đổi khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, đất đai... Triển khai khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở với 300 phiếu; khảo sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 với 185 phiếu. Phòng Tư pháp tham gia góp ý 42 hồ sơ, dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố do các cơ quan gửi đến lấy ý kiến, các cơ quan đã xử lý 114 vụ/116 tổ chức, cá nhân vi phạm; tổng số tiền phạt thu được 830.750.000 đồng. Bên cạnh đó, phòng Tư pháp cũng chú trọng phối hợp tham mưu đề xuất UBND thành phố, phòng, ban, ngành, UBND cấp xã, phường giải quyết các vụ việc phức tạp trên địa bàn như: việc giải tỏa 16 ki ốt kinh doanh tại đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Lý, việc lấn, chiếm đất tại xã Bảo Ninh, các trường hợp lấn chiếm đường Lý Thái Tổ tại phường Bắc Nghĩa, việc cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn ....

        Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác tư pháp vẫn còn một số hạn chế như: Việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; kinh phí dành cho công tác này  chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm đầu tư thích đáng dẫn đến tỷ lệ hòa giải thành trong năm chưa cao. Công tác theo dõi tình hình pháp luật chưa thường xuyên. Một số xã, phường tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực tư pháp còn thấp.

        Phát huy các kết quả đạt được, năm 2023, ngành Tư pháp Đồng Hới xác định, bên cạnh việc triển khai toàn diện các mặt công tác của ngành, cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu sau:

        Thứ nhất, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chương trình công tác của ngành, quyết tâm tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp thành phố. Đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể trong thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; đặc biệt là việc số hóa hộ tịch, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực điện tử.

        Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Chủ động, tích cực tham mưu, giúp UBND thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi; tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chuyên ngành đối với công tác hộ tịch, chứng thực của cấp xã đảm bảo đi vào hoạt động nề nếp, ổn định và tuân thủ quy định của pháp luật, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tạo chuyển biến trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều bức xúc hoặc được dư luận xã hội quan tâm. Triển khai thực hiện Phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo hướng dẫn của Sở Tư pháp.

        Thứ ba, tiếp tục duy trì đoàn kết nội bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; văn hóa công sở; quy tắc ứng xử người cán bộ Tư pháp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý, điều hành. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu ở một số lĩnh vực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp; các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Thu Thủy
Phòng Tư pháp thành phố Đồng Hới

Các tin khác