Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 1428

  • Tổng 5.558.506

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Sau 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, thành phố Đồng Hới đã có 4 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Quang Phú, Bảo Ninh, Thuận Đức, Đức Ninh. Theo kế hoạch đến cuối năm 2015 thành phố sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn (Lộc Ninh, Nghĩa Ninh) và đề nghị UBND tỉnh công nhận là địa phương đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên trong toàn tỉnh.

Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ban ngành và nỗ lực, cố gắng của chính quyền địa phương, nhất là của người dân trên địa bàn nên các nhóm tiêu chí quan trọng đã được triển khai thực hiện kịp thời, đạt kết quả tốt. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Đồng Hới đó là:

Để tiến hành xây dựng NTM, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM... để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và người dân hiểu rõ: Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng NTM phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, làm chủ; huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công và bền vững.
Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM cần khẩn trương tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức về xây dựng NTM như: Nội dung, trình tự các bước tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể; phương pháp xây dựng đề án; phương pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán... cho đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ thành phố đến xã, nhất là cán bộ cơ sở.
Xây dựng NTM cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ tiêu chí Quốc gia để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Trong xây dựng đề án và chỉ đạo thực hiện, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi địa phương tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.
Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”. Thực tiễn cho thấy, với kinh phí từ ngân sách Trung ương, Tỉnh, thành phố bố trí cùng với ngân sách của các xã và đóng góp của người dân đã mang lại hiệu quả to lớn khi thực hiện. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch với nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao, sửa sang cổng ngõ. Qua quá trình triển khai, đã có 109 hộ dân trên địa bàn 6 xã tự nguyện hiến 4.714 m2 đất, hiến tài sản trên đất cùng nhiều cây cối với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Các địa phương đã làm tốt công tác vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản là Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Quang Phú và Thuận Đức.
Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp từ Trung ương, tỉnh, thành phố, xã đều phải xây dựng chương trình và quy chế làm việc, phải phân công mỗi cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một loại việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể.
Chương trình xây dựng nông thôn mới sau khi thực hiện hoàn thành vào năm 2015, về cơ bản, thành phố Đồng Hới sẽ có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng các tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp nông thôn, dịch vụ trên địa bàn nông thôn; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
                                                                            Mai Phương

Các tin khác