Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

276 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 1761

  • Tổng 5.558.839

Nghĩa Ninh về đích nông thôn mới

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ở xã Nghĩa Ninh ngày càng khang trang, khởi sắc. Đến cuối năm 2015, xã dã về đích nông thôn mới, sớm hơn  2 năm so với kế hoạch đề ra.   

Nghĩa Ninh là một xã thuần nông, người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bước vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, so với Bộ tiêu chí quốc gia, xã Nghĩa Ninh đứng cuối cùng trong 6 xã trên địa bàn thành phố, chỉ đạt được 9/19 tiêu chí.Ngay từ khi triển khai thực hiện, xã đã xác định, xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đến từng thôn xóm và nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú. Các phong trào “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”, “5 không 3 sạch”; thắp sáng đường quê; đoạn đường tự quản và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.... của Hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên được phát động đến toàn dân. “Mưa dầm thấm lâu”, chủ trương xây dựng nông thôn mới đã lan tỏa rộng khắp, khích lệ đông đảo người dân xã nhà tham gia góp sức. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã hiến gần 4.000 m2  đất, tài sản trên đất và đóng góp vốn đối ứng 20% để xây dựng đường sá, kênh mương nội đồng với số tiền trên 2,6 tỷ đồng. Bà Đào Thị An – Thôn 6 xã Nghĩa Ninh chia sẻ: “Thực hiện chủ trương của xã về hiến đất xây dựng nông thôn mới, gia đình tôi đã hiến 300mđất để xây dựng đường giao thông. Không những gia đình tôi mà các gia đình ở trên tuyến đường này đều tham gia hiến đất, vườn, hàng rào, cây cối để thực hiện chủ trương chung. Tôi nghĩ rằng mỗi người nên có ý thức trong việc tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, vì mục đích cuối cùng cũng chính là phục vụ cho nhân dân thuận tiện hơn, đời sống tốt hơn. Tôi thấy xã nhà giờ đây có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn khởi sắc, tôi và bà con trong xã rất phấn khởi”.

Mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất tinh thần và thu nhập cho người dân, từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã tập trung chỉ đạo lập quy hoạch phát triển sản xuất theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Được hỗ trợ vốn và các điều kiện sản xuất, một số hộ gia đình đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô chuồng trại phát triển các mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng, lúa cá, chăn nuôi bò, gà, vịt trời cho hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động thương mại phát triển ổn định. Các cơ sở sản xuất cá thể, dịch vụ mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất. Mô hình sản xuất tinh lợn giống và Đại lý thức ăn gia súc của ông Lê Văn Thạnh ở thôn 4 là một điển hình như thế. Ở một địa phương có đến 86% số hộ dân lao động nông nghiệp, những năm qua, mô hình sản xuất tinh lợn giống và đại lý thức ăn gia súc của gia đình anh Lê Văn Thạnh đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn giống và thức ăn chăn nuôi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Nghĩa Ninh. Ông Lê Văn Thạnh – Thôn 4  xã Nghĩa Ninh nói: “Lợi nhuận đem lại từ hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình mỗi năm là từ 400 – 500 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên và lao động thời vụ cho gần 10 lao động ở địa phương với mức lương bình quân 3 – 4 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra, tôi đã kết hợp với Hội nông dân xã thực hiện chương trình “xoá đói giảm nghèo” bằng cách tạo điều kiện cho bà con khó khăn vay vốn cải tạo chuồng trại, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đầu tư nguồn thức ăn trong suốt qua trình chăn nuôi. Đến mùa thu hoạch, bà con hoàn lại số tiền vốn cho gia đình. Mỗi năm, tôi nhận giúp đỡ cho 5 đến 10 hộ nghèo ở địa phương có cơ hội được giải quyết việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo”.
Sau 5 năm chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào cuộc sống, bộ mặt nông thôn xã nhà đã từng bước khởi sắc. 100% tuyến đường liên xã được cứng hóa; đường trục thôn, xóm, trục chính nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa đạt trên 75%. Hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới hàng năm cho toàn bộ diện tích gieo cấy lúa, rau màu và nhu cầu dân sinh. 9/9 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đảm bảo theo quy định. Hệ thống truyền thanh không dây được lắp đặt và đi vào hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới điện quốc gia, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Gần 94% số hộ gia đình có nhà ở kiên cố và bán kiên cố. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 3,7%.
Ông Đào Hữu Luyện – Chủ tịch UBND – Phó BCĐ XDNTM xã Nghĩa Ninh cho biết: “Hiện nay, Nghĩa Ninh đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia, đồng nghĩa với việc về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cấp ủy – chính quyền xã Nghĩa Ninh đang tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, cùng chung tay xây dựng, giữ gìn và củng cố những tiêu chí đã đạt được, những tiêu chí mềm trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển”.
 
                                                                                 Cái Huệ
                                                                                                

Các tin khác