Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 1655

  • Tổng 5.876.152

Đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai trường học không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố

Font size : A- A A+

Hiện nay, Ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Hới có 63 cơ sở giáo dục trực thuộc (gồm 53 cơ sở giáo dục công lập và 10 trường ngoài công lập). Trong đó: 25 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 15 trường THCS, 02 trường TH&THCS và 01 Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật với 32.061 học sinh (công lập: 29.535 học sinh, ngoài công lập: 2.526 học sinh). Năm 2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Hới là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai trường học không dùng tiền mặt trong cơ sở giáo dục. Ứng dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ sở giáo dục trực thuộc phù hợp với chủ trương chuyển đổi số hiện nay của tỉnh, thành phố.

Cơ sở để thực hiện: Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Công văn số 893/UBND-VHTT ngày 08/6/2022 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình; Công văn số 2419/UBND-GDĐT ngày 07/6/2022 của UBND thành phố về việc áp dụng công nghệ số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học.

Để triển khai áp dụng có hiệu quả nội dung này, trước khi chuẩn bị bước vào năm học 2022-2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, lựa chọn và lập danh sách triển khai thí điểm đối với 32 trường của các cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Với lợi thế thực hiện trên nền tảng phần mềm Quản lý thu của Công ty cổ phần MISA đã được UBND thành phố trang cấp trước đó (ứng dụng SISAP), cùng với máy móc thiết bị, đội ngũ đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu. Về phía phụ huynh học sinh, hiện nay hầu hết phụ huynh học sinh đã sử dụng điện thoại thông minh tích hợp được nhiều phần mềm, ứng dụng,… nên thuận tiện cho việc áp dụng. 

Ưu điểm của việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt là nhà trường có thể kiểm soát được các khoản thu của học sinh, thống kê kết quả nộp tiền của phụ huynh kịp thời, chính xác. Phụ huynh có thể kiểm tra, quản lý được số tiền đã nộp, mức thu của từng khoản thu... Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, công khai các khoản thu nộp đến từng phụ huynh học sinh.

Qua theo dõi, đến cuối năm học 2022 -2023 đã có 30 trường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng SISAP (đạt tỷ lệ: 93,75% kế hoạch đề ra) với hơn 43.000 giao dịch. Tổng số tiền thanh toán đạt hơn 16 tỷ đồng và đa số các trường chấp hành và thực hiện tốt chủ trương này. Tuy số lượng giao dịch, tổng số tiền thanh toán chưa đạt yêu cầu đề ra, một số trường thực hiện chưa triệt để và chưa đầy đủ đối với tất cả các khoản thu, nhưng kết quả bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan để tiếp tục duy trì đối với các trường đã thực hiện và triển khai áp dụng đối với các trường còn lại trong năm học 2023-2024.

Để việc thực hiện chủ trương chuyển đổi số của tỉnh, thành phố nói chung, ứng dụng công nghệ số thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục nói riêng đạt kết quả tốt, thời gian tới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp các ngành, sự phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời chỉ đạo quyết liệt các cơ sở giáo dục trực thuộc nhằm góp phần hoàn thành kế hoạch đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai trường học không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã đề ra trong năm học tới. 

Ngọc Thúy

More