Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 24

  • Hôm nay 16912

  • Tổng 5.697.702

Đồng Hới tập trung nâng cao hiệu quả chương trình OCOP

Font size : A- A A+

Trọng tâm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Sau 5 năm triển khai, đến nay Đồng Hới đã công nhận 13 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao; trong đó, có 11 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm sau khi công nhận đạt chuẩn OCOP thì thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và doanh số bán ra ngày càng tăng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho các chủ thể.

Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của Nhân dân. Qua chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã có nhiều nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo bứt phá đi lên, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của thành phố.

Tuy nhiên, qua thời gian triển khai cho thấy, các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là để nâng cao về năng lực quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm. Ngoài ra, quy mô sản phẩm OCOP của các chủ thể còn khiêm tốn, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu OCOP của thành phố

Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Trưởng phòng Kinh tế TP cho biết, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP, thời gian qua thành phố Đồng Hới thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành cấp xã, phường và chủ thể tham gia chương trình trên địa bàn thành phố . Theo đó, thành phần tham dự là lãnh đạo UBND các xã, phường và các chủ thể có sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP. Thông qua các lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức, thông tin về Chương trình OCOP cho các chủ thể, cơ sở sản xuất. Từ đó, xây dựng kế hoạch, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, Thành phố cũng đã tổ chức tập huấn các nội dung và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhằm hỗ trợ cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP tuân thủ quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt hiệu quả, chất lượng, rõ ràng, minh bạch hồ sơ tham gia của chủ thể; đồng thời, tạo điều kiện cho cơ quan các cấp lưu giữ, chuyển hồ sơ một cách có hệ thống. ông Nguyễn Xuân Bình chia sẽ thêm.

Nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá, công bố và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai chương trình và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ thành phố đến xã phường. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho các cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thanh niên, đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.

Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP tăng cường kết nối sản phẩm OCOP của thành phố với các sàn thương mại điện tử; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt việc hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP, đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của các địa phương; khuyến khích các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm...

Ba là, phấn đấu xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Có ít nhất 30% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại. Phấn đấu có ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu, số hóa 100% hồ sơ, tài liệu sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng sản phẩm./.

Diệu Linh

More