Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 18

  • Hôm nay 3995

  • Tổng 5.737.898

Thành phố Đồng Hới hoàn thành việc phối hợp thực hiện số hóa cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử

Font size : A- A A+
Thực hiện Quyết định số 4824/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án số hoá cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và văn bản hướng dẫn của Sở Tư pháp, từ ngày 17/03/2021 đến ngày 31/03/2021, Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã, phường đã hoàn thành việc cung cấp sổ hộ tịch cho đơn vị thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.

 Theo kết quả thống kê, Phòng Tư pháp thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường đã cung cấp cho đơn vị thực hiện số hóa 1.210 quyển Sổ đăng ký hộ tịch, với khoảng 165.238 sự kiện hộ tịch được đăng ký, tương ứng 113.128 trang sổ hộ tịch được lữu trữ từ năm 1965 đến ngày 31/8/2021. Các dữ liệu hộ tịch được tổng hợp, thống kê tương đối đầy đủ và chính xác đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu và chuẩn hóa dữ liệu theo hướng dẫn thực hiện số hóa của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thu thập dữ liệu thực hiện số hóa tại các địa phương còn gặp một số khó khăn như: Các dữ liệu thu thập trong giai đoạn 1990 trở về trước chưa đảm bảo do hoàn cảnh lịch sử thời điểm đó còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ chuyên môn của cán bộ Tư pháp chưa được đào tạo chuyên sâu dẫn đến việc ghi chép, lưu trữ sổ hộ tịch, hồ sơ hộ tịch chưa được đầy đủ, chính xác; các sổ hộ tịch được lưu trữ tại giai đoạn này đa phần đều bị rách nát, hư hỏng khó thu thập thông tin hộ tịch để thực hiện số hóa...
Sau khi hoàn thành, các dữ liệu hộ tịch cũ trên địa bàn thành phố sẽ được chuyển đổi vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Góp phần khắc phục tình trạng lưu trữ cồng kềnh, bảo quản hồ sơ hộ tịch khó khăn như hiện nay. Khi các dữ liệu hộ tịch cũ được số hóa vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì sẽ không lo bị mất thông tin, hồ sơ hộ tịch như lưu trữ hồ sơ giấy trước đây.
- Khi công dân có yêu cầu cấp trích lục hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch không phải mất thời gian tìm kiếm Sổ hộ tịch gốc như trước đây mà chỉ cần tra cứu dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là được. Điều này sẽ góp phần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Mặt khác, giúp công chức làm nhiệm vụ hộ tịch khắc phục được cách làm thủ công trong hoạt động nghiệp vụ, thúc đấy việc nâng cao trình độ tin học của đội ngũ này.
- Xóa bỏ sự lệ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu cấp trích lục hộ tịch khi người dân có thể đề nghị cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch ở bất cứ nơi nào thực hiện hoặc thực hiện việc đăng ký trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Điều này giảm đáng kể chi phí, thời gian đi lại của người dân.
- Khi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan quản lý dân cư không phải nhập lại thông tin đầu vào cơ bản của công dân mà có thể sử dụng những thông tin hộ tịch đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu.
Với tầm quan trọng của công tác này và để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số hoá cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử của UBND tỉnh, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời cập nhật dữ liệu hộ tịch trước đây vào hệ thống thông tin hộ tịch, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý nhà nước theo Luật hộ tịch và giải quyết thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch trực tuyến; kết nối, đồng bộ dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

  Nguyễn Ngọc Nam

More