Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 16

  • Hôm nay 3218

  • Tổng 5.754.814

Những nội dung chính của quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Font size : A- A A+
Cùng với việc đào tạo về kiến thức, trường học còn là môi trường văn hóa, giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống. Nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt Nam yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học. 

Trên cơ sở Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Thành phố Đồng Hới đã có quyết định ban hành Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học trên địa bàn thành phố Đồng Hới quy định cụ thể những việc nên và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử. Các quy định cụ thể đối với từng chủ thể trong nhà trường được xây dựng như sau:
Quy ước ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên
            1. Ứng xử với bản thân
            - Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và những quy định của ngành, của địa phương. Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” xây dựng quy chế dân chủ tại đơn vị;
            - Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung, năng động, sáng tạo trong công tác, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
            - Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học, hiệu quả;
            -  Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự,  phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học;
            - Xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh đô thị;
            - Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
2. Ứng xử với học sinh
            - Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh chậm tiến bộ, luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên;
            - Xưng hô đúng mực với học sinh; không xúc phạm danh dự, thân thể, không phân biệt đối xử với học sinh;
            - Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
            3. Ứng xử với đồng nghiệp và tập thể sư phạm
            - Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, chung sức, chung lòng, tích cực góp
phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh;
            - Tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người;
            - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc;
            - Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp;
            - Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; Không bè phái gây chia rẽ nội bộ.
             4.  Ứng xử với phụ huynh học sinh và khách
            - Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, giúp đỡ tận tình khi có khách đến thăm trường hoặc giao dịch hợp tác;
            - Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục học sinh tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh tham gia học tập;
            - Không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.
            5.  Bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, môi trường sư phạm
            - Xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp. Sắp xếp thiết bị, đồ dùng dạy học gọn gàng, ngăn nắp; giữ vệ sinh nơi làm việc, môi trường xung quanh.
            - Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường;
            - Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong nhà trường.
Quy ước ứng xử văn hóa của học sinh
            1. Ứng xử với bản thân
            - Chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định của trường, lớp;
            - Trang phục, áo quần, đầu tóc gọn gàng phù hợp với lứa tuổi học sinh; không nhuộm tóc màu;
            - Đi đứng, nói năng nhỏ nhẹ có ý thức giữ trật tự chung;
            - Có ý thức học tập, phát biểu xây dựng bài, hoạt động nhóm;
            - Chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông.
            2. Ứng xử đối với với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường
            - Lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường;
          - Mạnh dạn đề xuất những khó khăn của bản thân trong học tập, rèn luyện để thầy, cô giáo giúp đỡ khắc phục;
            - Biết hợp tác, tạo điều kiện để thầy cô giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục;
            - Thân thiện, lắng nghe nhưng phải biết giữ khoảng cách thầy trò, tránh lợi dụng, có hành vi, lời lẽ quá thân mật đến thiếu tôn trọng.
 3. Ứng xử đối với bạn bè
            - Luôn tôn trọng, hòa nhã, đoàn kết, tuyệt đối không gây gỗ đánh nhau, không phân biệt giàu, nghèo, nam nữ;
            - Biết thông cảm chia sẻ những vui buồn với bạn, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống;
            - Quan tâm, giúp đỡ bạn học tập tiến bộ, tích cực rèn luyện đạo đức tác phong, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm cùng trở thành người tốt, quyết tâm phấn đấu vươn lên;
            - Biết hợp tác học tập với bạn khi tham gia các hoạt động của tổ, nhóm trong học tập và lao động;
            - Khiêm tốn đánh giá về mình; thật thà trung thực khi góp ý với bạn.
            4. Ứng xử đối với khách và người lớn tuổi
            - Khi có khách đến thăm trường, phải biết chào hỏi lịch sự, hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ;
            - Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt.
            5. Ứng xử đối với môi trường sống và học tập
            - Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh cho bản thân; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
            - Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường; Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch, đẹp;            
            - Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương; Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường;
             - Không vi phạm trật tự an toàn giao thông.
             Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập… nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh theo đúng tinh thần “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Cán bộ, giáo viên và học sinh trong các trường học trên địa bàn Thành phố Đồng Hới nghiêm chỉnh chấp hành Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học chính là nền tảng cơ sở để hinh thành nhân cách những công dân thành phố Hoa Hồng văn minh, thân thiện!
           
                                                               Khoa Hồng
 

More