Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 15

  • Hôm nay 3118

  • Tổng 5.737.019

Hội Nông dân xã Nghĩa Ninh đẩy mạnh phong trào “cải tạo vườn tạp”

Font size : A- A A+

Thời gian qua, cùng với việc tập trung hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, Hội Nông dân  xã Nghĩa Ninh đã có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo hội viên cải tạo vườn tạp,  đưa các loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào trồng vừa tạo thêm thu nhập, vừa cải thiện môi trường sống, chỉnh trang diện mạo nông thôn.

Thời gian qua, cùng với việc tập trung hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, Hội Nông dân  xã Nghĩa Ninh đã có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo hội viên cải tạo vườn tạp,  đưa các loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào trồng vừa tạo thêm thu nhập, vừa cải thiện môi trường sống, chỉnh trang diện mạo nông thôn.

Nghĩa Ninh là một xã thuần nông, có diện tích đất tự nhiên khá rộng.Từ xưa, mỗi hộ dân nơi đây đều dành một phần đất xung quanh ngôi nhà của mình để trồng một số loại cây thông thường nhằm cải thiện môi trường sống, hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao với tiêu chí cơ bản là “sáng - xanh - sạch - đẹp”, Hội Nông dân xã  đã phát động phong trào cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong vườn để cải thiện thu nhập cho nông dân. Hội đã phối hợp với các ngành chức năng, mở nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt, tổ chức cho hội viên tham quan, học tập những khu vườn kiểu mẫu…từ đó góp phần thay đổi nhận thức và hành động cho hội viên.

Đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp ở Nghĩa Ninh phải kể đến ông  Đào Văn Nghị ở thôn Trung Nghĩa 5. Nhiều năm trước, gia đình ông  chủ yếu trồng hoa màu và một số loại cây ăn quả theo kiểu tự phát. Số lượng quả không nhiều và cũng không ngon. Quyết tâm phát triển kinh tế vườn, ông tiến hành quy hoạch lại 2.500m2 đất. Phần thấp trũng ông đào ao nuôi cá, tiếp đến là khu nuôi gà, lợn rừng, diện tích còn lại trồng ổi lê Đài Loan. …Chưa đầy 3 năm, khu vườn dã mang lại hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Với mong muốn không bỏ hoang đất, bà Phạm Thị Luân ở thôn Trung Nghĩa 5, cũng mạnh dạn chuyển đổi khu vườn của mình. Nhận thấy giống ổi lê Đài Loan phát triển khá tốt trên nền đất đồi nếu chịu khó bón phân, chăm tưới. Bà trồng 150 gốc ổi, sau hơn 1 năm đã cho thu hoạch với hiệu quả kinh tế khá cao. Mới đây, bà thuê máy ủi về san lấp mặt bằng, tiếp tục trồng thêm ổi và một số loại cây ăn quả.

Đánh thức tư duy làm vườn để tạo nguồn thu nhập ổn định, chỉnh trang bộ mặt khu dân cư trù phú, sáng - xanh - sạch - đẹp là bước đi đúng đắn trong phong trào xây dựng NTM ở Nghĩa Ninh. Hội Nông dân xã hiện có 748 hội viên, trong đó có 100 hộ đã thực hiện cải tạo vườn tạp, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.Ông Đặng Văn Châu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Đồng Hới, nói: “Trong những năm gần đây, kinh tế vườn đã chiếm một vị trí quan trọng trong nông nghiệp, nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu... thì kinh tế vườn có những bước phát triển vượt trội về mặt kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh tế, gắn liền với nền nông nghiệp hiện đại. Sau khi thực hiện chuyển đổi vườn tạo, từ thói quen, tập tục sản xuất manh mún, nhỏ lẻ theo lối tự cung tự cấp, nhiều hội viên nông dân xã Nghĩa Ninh đã dần tạo ra những giá trị hàng hóa có giá trị.Với chủ lực là cây ổi, mỗi hội viên thu nhập ít nhất trên 5 triệu đồng mỗi tháng. Có thể nói phát triển kinh tế vườn có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, lao động, tài nguyên sẵn có và góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình”.

 Để nhân rộng phong trào cải tạo vườn tạp, thời gian tới Hội Nông dân xã Nghĩa Ninh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng và vai trò của kinh tế vườn; Hỗ trợ, hướng dẫn các hội viên cải tạo đất, xây dựng vườn mẫu khoa học, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, định hướng cho bà con sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống cho năng suất, chất lượng cao, gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm...

                                                                                                Ly Na

More