Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 1545

  • Tổng 5.593.029

Công tác huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trong thời gian qua, công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đồng Hới  luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền từ thành phố đến UBND các xã, phường quan tâm chú trọng, nhất là công tác xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức, hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, qua đó khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội. 

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 04 đồng chí tập huấn viên thành phố cùng 141 tổ hòa giải với 873 hòa giải viên. Trong 05 năm qua, các tổ hòa giải, hoà giải viên trên địa bàn thành phố  đã tiến hành hòa giải 918 vụ việc, trong đó hòa giải thành 794 vụ việc, đạt tỷ lệ: 86%.Đây là nguồn nhân lực thực hiện tiến hành hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng động dân cư là yếu tố then chốt, có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi cơ sở; toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, xã hội và Nhà nước;mỗi năm,tổ chức trên 03 hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ tập huấn viên thành phố và đội ngũ hòa giải viên cơ sở với trên 500 lượt người tham dự với đối tượng là: tổ trưởng tổ hòa giải, trưởng thôn (tổ trưởng tổ dân phố) trưởng ban công tác mặt trận các thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố. Hàng năm, các tập huấn viên thành phố và Hòa giải viên các xã, phường được cấp phát tài liệu và tập huấn về kỹ năng trong công tác hòa giải ở cơ sở, nắm bắt một số văn bản pháp luật thường áp dụng trong quá trình hòa giải theo nôi dung tại Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở. Tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng số lượng và thành phần theo quy địnhđủ tiêu chuẩn am hiểu pháp luật, có uy tín trong nhân dân, Tổ trưởng Tổ hòa giải hầu hết là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận, tổ trưởng tổ dân phố, các hòa giải viên là trưởng các đoàn thể trong tổ, nhóm dân phố. đảm bảo về tiêu chuẩn, cơ cấu thành phần và chất lượng, với số lượng không vượt quá 5 hòa giải viên/Tổ hòa giải. Hàng năm, các tổ hòa giải tiếp nhận hòa giải giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, tỷ lệ hòa giải thành trung bình đạt từ 80% trở lên.Với mục tiêu từ năm 2021 – 2025, phấn đấu 100% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành; Trong đó, khó khăn đặt ra là kinh phí cho công tác hòa giải hàng năm tại các xã, phường được cấp chung trong nguồn tuyên truyền giáo dục pháp luật, kinh phí cấp riêng cho công tác hòa giải chưa có. vì vậy chưa động viên, khích lệ được phong trào hòa giải nói chung cũng như sự tham gia của hòa giải viên nói riêng.Khi hòa giải một vụ việc, nhất là các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp về quan hệ hôn nhân - gia đình hay tranh chấp đất đai... hòa giải viên phải mất nhiều thời gian, công sức cả về kinh phí để hòa giải các bên, giúp các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. Đặc biệt, đối với những vụ việc phức tạp, nan giải như trường hợp tranh chấp đất đai thì ngoài việc cần nắm vững kiến thức pháp luật chung, pháp luật về đất đai, kinh nghiệm hòa giải, đòi hòi hòa giải viên phải tự mình tìm hiểu, xác minh các thông tin ở địa phương, tổ chức liên quan, người có uy tín, những người biết về nguồn gốc sự việc mâu thuẫn... để phân tích, giải thích, thuyết phục các bên thương lượng, tự giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp cho hợp tình, hợp lý, đạt kết quả. Trong những trường hợp như thế, việc hòa giải không chỉ tiến hành một, hai lần mà có thể nhiều lần, có vụ việc phải kéo dài khá lâu mới đạt được kết quả hòa giải thành. Từ đó cho thấy, để vụ việc được hòa giải thành, các hòa giải viên đã phải bỏ ra rất nhiều công sức. Tuy nhiên, khi vụ việc được hòa giải thành thì không có giá trị tinh thần, tài chính nào có thể đo đếm được. Kết quả mang lại là gia đình êm ấm, trật tự an ninh cơ sở, tổ dân phố được ổn định, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho người dân và Nhà nước.

 Luật hòa giải ở cơ sở quy định “khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.”Dưới tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng tăng, nội dung phức tạp, không chỉ còn là trộm cắp vặt hoặc tranh chấp nhau bờ rào, lối đi... đặt ta yêu cầu đối với hòa giải viên không chỉ về kỹ năng vận động, thuyết phục mà phải có sự am hiểu kiến pháp pháp luật nhất định, nói cách khác là hòa giải phải bảo đảm cả tình và lý. Chính vì vậy, một trong các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo được đề ra là làm sao có cơ chế, chính sách vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên hoặc tham gia các hình thức hòa giải khác trong khi thù lao hỗ trợ cho từng vụ việc hòa giải tối đa là 200.000 đồng và mức chi này có địa phương thực hiện được, có địa phương không có kinh phí để chi.Về vấn đề kinh phí, trên thực tế việc huy động nguồn lực đóng góp từ bên ngoài này cho hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua là chưa thực hiện được do chưa có chính sách cụ thể để thu hút tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở. Mặc dù khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP nêu trên đã có quy định song còn mang tính định hướng, trong khi đó, hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự quản ở cộng đồng, vì cộng đồng, hướng đến lợi ích của cộng đồng, của nhân dân ở tại cơ sở, là hoạt động không thu phí, không đưa lại lợi ích tức thời trước mắt. Vậy nên, vấn đề đặt ra cho cơ quan nhà nước quản lý về hòa giải ở cơ sở cần sớm nghiên cứu có những chính sách cụ thể hơn để thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho công tác này thời gian tới.

Có thể thấy, xét về bản chất thì hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là một hoạt động xã hội hóa công tác quản lý xã hội của Nhà nước khi huy động người dân (có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sởtham gia vào tổ hòa giải - tổ chức tự quản tại cộng đồng, để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật phát sinh tại cộng đồng dân cư.Hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở: cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh..., qua đó xây dựng được một cộng đồng dân cư mà vai trò tự quản của người dân được tăng cường. Chính vì vậy việc huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sởlà giải pháp được lựa chọn để chủ động tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của công tác hòa giải.

Thu Thủy

 

Các tin khác