Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 23

  • Hôm nay 459

  • Tổng 5.603.832

Xã Nghĩa Ninh: Nỗ lực xây dựng Nông thôn mới

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Nằm ở phía Tây thành phố Đồng Hới, Xã Nghĩa Ninh có 86% hộ dân lao động nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, xã Nghĩa Ninh đứng cuối cùng trong 6 xã trên địa bàn, chỉ đạt được 9/19 tiêu chí. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2017 sẽ hoàn thành việc xây dựng Nông thôn mới, đây là một thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm, sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Nghị quyết HĐND xã đã xác định, trước hết, cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ, Nông nghiệp, với tỷ lệ: 50% - 30% - 15%, giảm số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xuống còn 10%/năm. Dựa vào những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên và nguồn nhân lực phong phú của địa phương, xã Nghĩa Ninh coi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM như là một cơ hội để vươn mình đi lên. Trong đó, tiêu chí về quy hoạch, xây dựng cơ bản được xem là một trong những tiêu chí quan trọng.

Trong tổng số nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 là gần 90 tỷ đồng, xã sẽ dành gần 78 tỷ đồng ưu tiên cho hoạt động xây dựng cơ bản. Từ năm 2011 đến nay, xã Nghĩa Ninh đã tiến hành xây dựng, nâng cấp các công trình: nhà Hiệu bộ, tường rào trường tiểu học cụm Vòm, Trạm y tế, giao thông nội đồng tuyến Hói Đâu, đập tràn Rẩy Họ, tuyến kênh mương Đồng Cồn, đồng Bít Nương và đã có trên 20 km đường giao thông liên xã, liên thôn được cứng hoá, bê tông hoá. Để tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhiều hộ dân trong xã đã tự nguyện hiến đất đai và các tài sản liên quan khác vì lợi ích chung.

Trong thời gian 4 ngày, từ 22 – 25/4, UBND xã Nghĩa Ninh đã phối hợp với thành đoàn tổ chức Lễ ra quân hoạt động tình nguyện với sự tham gia của hơn 700 đoàn viên, thanh niên, hội viên thuộc khối xã, phường và cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn thành phố, tiến hành tu bổ, mở rộng đoạn đường giao thông tại thôn 8 của xã.

Với chiều dài đoạn đường gần 500m, các đoàn viên, thanh niên, hội viên đã tiến hành cắt, phát, cây, mở rộng hai bên đường giao thông, san ủi, tu bổ, đào rãnh thoát nước, kéo dây mắc bóng điện thắp sáng đường quê ngay tại tuyến đường vừa mở rộng. 8/9 hộ dân sinh sống tại đoạn đường này đã tự nguyện hiến 500m2 đất và các tài sản trên đất khác như cổng, tường rào, cây cối với trị giá gần 35 triệu đồng để cùng với nhà nước mở rộng đường thôn, tạo thuận lợi cho việc đi lại của bà con và góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới.

Cùng với công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản, trong sản xuất nông nghiệp, xã đã chỉ đạo bà con xoá vườn tạp, cải tạo trồng cây ăn quả, trồng rừng, mạnh dạn chuyển những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất các mô hình cá – lúa - lợn, giữ vững ổn định gia súc gia cầm theo hướng trang trại vừa và nhỏ.

Hiện nay trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại tổng hợp làm ăn hiệu quả như: trang trại của chị Nguyễn Thị Hoa, chị Đào Thị Hiền ở thôn 8 cho thu nhập hàng năm, sau khi trừ chi phí trên 100 triệu đồng. Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực và tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tại địa phương, thời gian qua, xã đã có một số chính sách ưu đãi trong giải quyết vốn vay, hướng nghiệp, đào tạo nghề, nhờ vậy, một số cơ sở TTCN như: mộc mỹ nghệ, nhôm kính đã hình thành làm ăn có hiệu quả, từng bước mở rộng cơ sở sản xuất, thị trường, nâng cao năng lực sản xuất làm giàu cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt trên 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 10 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,4%. Với xuất phát điểm thấp, để xây dựng thành công nông thôn mới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Ninh xác định đây là cuộc vận động mang tính toàn diện, rất cần sự đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Điều quan trọng nhất là phải phát huy tối đa vai trò của nông dân trong tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Cái Huệ

 

Các tin khác