Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 21

  • Hôm nay 2542

  • Tổng 5.605.918

Tình hình xây dựng Nông thôn mới trên lĩnh vực Văn hóa Thông tin

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Quảng Bình. Gồm có 16 xã, phường, trong đó có 10 phường và 6 xã. Vấn đề xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho văn hóa thể thao luôn được chú trọng. Hiện nay trên địa bàn thành phố có một Trung tâm Văn hóa, Thể thao ở phường Đồng Sơn và 142 nhà văn hóa thôn, tiểu khu. Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 v/v Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về  xây dựng nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thành phố tiến hành xây dựng nông thôn với trên cơ sở 19 tiêu chí. Trong đó lĩnh vực văn hóa thông tin được chú trọng đặc biệt là vấn đề xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã và Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn.

Thực hiện Thông tư số 12/2010/BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa và Thông tin đã có Công văn hướng dẫn các xã thực hiện công tác quy hoạch lập Đề án theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 6 xã đều đã quy hoạch được đất để xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã.

Trên địa bàn thành phố gồm có 155 thôn, tiểu khu. Trong đó có 55 thôn và 100 tiểu khu. Hiện nay đã có 142 Nhà văn hóa (54 thôn và 88 tiểu khu). 1 thôn và 12 tiểu khu còn lại đang quy hoạch đất để xây dựng. Trên địa bàn 6 xã đã xây dựng được 54/55 Nhà văn hóa thôn, riêng thôn Nam Phú, xã Quang Phú đang quy hoạch đất để xây dựng. Xã Đức Ninh có 11/11 thôn đã xây dựng được Nhà Văn hóa bao gồm các thôn (Đức Thị, Đức Điền, Diêm Sơn, Đức Phong, Đức Thuỷ, Đức Giang, Đức Hoa, Tân Sơn, Giao Tế, Đức Sơn, Đức Môn). Xã Bảo Ninh có 8/8 thôn đã xây dựng được Nhà văn hóa bao gồm các thôn (Mỹ Cảnh, Đồng Dương, Sa Động, Trung Bính, Hà Dương, Hà Thôn, Hà Trung, Cừa Phú). Xã Nghĩa Ninh có 9/9 thôn đã xây dựng được Nhà văn hóa bao gồm các thôn (Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9). Xã Quang Phú có 4/5 thôn đã xây dựng được Nhà văn hóa bao gồm các thôn (Bắc Phú, Đông Phú, Tây Phú, Tân Phú). Riêng Nam Phú đang quy hoạch đất để xây Nhà văn hóa trong thời gian tới. Xã Thuận Đức có 6/6 thôn đã xây dựng được NVH-KTT bao gồm các thôn (Thuận Hoà, Thuận Phước, Thuận Ninh, Thuận Hà, Thuận Vinh, Thuận Phong). Xã Lộc Ninh có 16/16 thôn đã xây dựng được NVH-KTT bao gồm các thôn (Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn 10, Thôn 11, Thôn 12, Thôn 13, Thôn 14, Thôn 15, Thôn 16). Các Nhà văn hóa xây dựng trước khi có quy định tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh phí hầu hết là do dân đóng góp. Vì vậy tất cả các Nhà văn hóa đều chưa đảm bảo theo tiêu chí về diện tích hoạt động, cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí…

Thực hiện quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 các xã đã tiến hành quy hoạch đất các NVH-KTT của các thôn. Theo tiêu chí mới, các Nhà văn hóa đủ diện tích đất để hoạt động thì để nguyên vị trí củ, đầu tư cải tạo, nâng cấp. Số Nhà văn hóa không đủ diện tích hoạt động thì chuyển vị trí xây dựng mới. Số Nhà văn hóa chỉ đủ diện tích hoạt động trong Nhà văn hóa, không có diện tích hoạt động thể dục thể thao thì tìm vị trí Khu Thể thao riêng để quy hoạch đầu tư xây dựng.

Cùng với các cơ quan, đơn vị của địa phương thành phố đã tiến hành xây dựng Quy hoạch nông thôn mới của 6 xã, trong đó có Quy hoạch đất cho xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã, Nhà Văn hóa-Khu thể thao thôn. Hầu hết các thôn trên 6 xã của thành phố đều quy hoạch bảo đảm xây dựng hệ thống thiết chế Văn hóa-Thể thao phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới do các cơ quan cấp trên đã ban hành.

Thành phố đã triển khai đồng loạt 6 xã tiến hành công tác quy hoạch, đến nay đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cho 6 xã, đã tổ chức lấy ý kiến của các Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, của nhân dân địa phương. Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh trình thành phố phê duyệt. Công tác quy hoạch đã bám sát các nội dung của chương trình, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.

Các phòng, ban chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến chương trình XDNTM đã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo các nội dung, yêu cầu của chương trình trên các lĩnh vực được phân công nhiệm vụ.

UBND thành phố đã ban hành QĐ số 5116/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 phê duyệt Kế hoạch XDNTM giai đoạn 2011-2015, trong đó đưa ra Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đó là xây dựng 6 Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã với số tiền là 23.250 triệu đồng; Trang cấp thiết bị hoạt động cho 6 Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã với số tiền là 2.800 triệu đồng; cải tạo nâng cấp 14 Nhà Văn hóa thôn (8 thôn ở Nghĩa Ninh và 6 thôn ở Thuận Đức) với số tiền là 1.400 triệu đồng; Xây dựng mới 10 Nhà Văn hóa thôn (Nghĩa Ninh: 1, Đức Ninh: 3, Bảo Ninh: 4, Lộc Ninh: 1, Quang Phú: 1) với số tiền là 4.100 triệu đồng; Xây dựng mới 48 khu Thể thao thôn (Bảo Ninh: 8, Đức Ninh: 7, Nghĩa Ninh: 9, Lộc Ninh: 13, Thuận Đức: 6, Quang Phú: 5) với số tiền là 32.600 triệu đồng; Cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền thanh 3 xã với số tiền là 800 triệu đồng. Tổng số vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa thông tin giai đoạn 2011-2015 là 64.950 triệu đồng.

Thành phố đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hóa thông tin nhằm đưa 6 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới hoàn thành năm 2020, đạt hiệu quả cao trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2011-2015 thành phố phấn đấu có 5/6 xã, chiếm 83,3% so với tổng số đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu thêm xã Nghĩa Ninh, chiếm 17,7% so với tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên lĩnh vực văn hóa thông tin. Theo tinh thần của Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới để xây dựng các thiết chế Văn hóa-Thể thao phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. UBND thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường, các ban, ngành, đoàn thể của thành phố thực hiện tốt các nội dung như: Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân về chủ trương, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của phong trào; Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Trạm Phát thanh xã, phường và vận động toàn dân thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa; lồng ghép chặt chẽ với nội dung các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường….; Gắn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Thi đua yêu nước” ở địa phương, cơ quan, đơn vị, xem đây là nội dung quan trọng để xây dựng con người có văn hóa, làm nhân tố để hình thành gia đình văn hóa và cộng đồng văn hóa một cách bền vững; Phát huy vai trò tự quản cộng đồng, phấn đấu giữ vững danh hiệu thôn, tiểu khu văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. Thực hiện nghiêm việc bình xét, công nhận danh hiệu văn hóa theo quy định. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, trường học. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn, tạo chuyển biến cơ bản về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, tang và lễ hội; Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng phong trào: củng cố và giữ vững danh hiệu thôn, tiểu khu văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa và gia đình văn hóa đã được công nhận đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định; Việc tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt các nội dung của phong trào ở địa phương, cơ quan, đơn vị được chú trọng.

Cùng với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là sự chung tay góp sức của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tin chắc rằng thành phố sẽ hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

 

      Mộng Thu

Các tin khác