Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

277 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 17

  • Hôm nay 3626

  • Tổng 5.607.002

Lấy dân làm gốc để Xây dựng Nông thôn mới

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Chi bộ thôn Đức Thị, xã Đức Ninh là 1 trong 3 tổ chức cơ sở đảng khối các xã phường được đảng bộ thành phố Đồng Hới chọn thực hiện thí điểm“Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Sau hơn 1 tháng triển khai, nghị quyết của chi bộ đã được thực hiện với sự đồng tình, hưởng ứng cao từ toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn.

             7 giờ, sáng chủ nhât 22/4- không khí ở thôn Đức Thị, xã Đức Ninh như trong một ngày hội với sắc cờ, băng rôn khẩu hiệu rực rỡ và tiếng loa phát thanh rộn ràng trên các tuyến đường làng. Hầu như tất cả các hộ dân trong thôn đều tham gia hưởng ứng họat động làm vệ sinh đường làng, khơi thông cống rãnh thoát nước. Giữ gìn Vệ sinh môi trường là một trong những hoạt động cụ thể và thường xuyên trong nội dung“Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do chi bộ phát động. Ông Đặng Đình Long- một người dân thôn Đức Thị phấn khởi chia sẻ: “Đây là một chủ trương đúng đắn của chi bộ nên sau khi nghị quyết được ban hành, nhân dân chúng tôi đồng tình, hưởng ứng ngay. Làm đẹp cho thôn cũng chính là để phục vụ cho chính cuộc sống của mỗi người, dẫu còn khó khăn nhưng mọi người cùng chung tay thì mọi việc sẽ trỏ nên suôn sẻ.”

Ấn tượng đầu tiên khi đến với Đức Thị là một ngôi làng thoáng đãng, đường sá phong quang, sạch sẽ. Có thể lý giải điều này từ lý do: tất cả các tuyến đường giao thông trong thôn đều “có chủ”- và chủ nhân không ai khác chính là các tổ chức đoàn thể địa phương như: chi hội Cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên… Toàn thôn hiện có 154 hộ với 786 nhân khẩu. Trong điều kiện gần 90% hộ dân sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, làm sao để phát huy mạnh mẽ tính tự nguyện, tự quản của họ đối với các hoạt động cộng đồng luôn là mối quan tâm hàng đầu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dễ trăm lần không dân cũng chịu- khó vạn lần dân liệu cũng xong, mọi chủ trương hoạt động trong thôn đều được cấp ủy đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai, khi thống nhất cao mới triển khai thực hiện. Đi từ nền tảng là các quy định trong hương ước của thôn, thực tế trên 10 năm qua, do làm tốt công tác dân vận, Đức Thị đã thực hiện khá hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, trong 19 tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì  thôn Đức Thị chỉ còn 2 tiêu chí phải phấn đấu là nâng cấp nhà văn hóa và thực hiện dân số KHHGĐ. Hiện tại, 8/9 tuyến đường giao thông trong thôn đã được bê tông hóa- trong đó có trên 1,5 km đường thuộc đề án đường giao thông quy mô nhỏ mà 20% kinh phí là từ sự đầu tư của người dân. 100% các tuyến đường đã có hệ thống điện chiếu sáng ban đêm, hoàn toàn do dân tự nguyện đóng góp, vừa tạo thuận lợi cho việc đi lại của bà con vừa góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế tai tệ nạn xã hội. Bà Nguyễn Thị Huế- bí thư chi bộ thôn Đức Thị cho biết: chi bộ đã có chủ trương năm 2013 sẽ huy động từ nguồn lực nhân dân trong thôn để xây dựng lại nhà văn hóa đã xuống cấp sau 35 năm sử dụng và  riêng trong năm nay sẽ bắt hệ thống điên cao áp ban đêm trên các tuyến đường trong thôn theo tinh thần triển khai thực hiện thí điểm của xã.

Những năm qua, mặc dù xác định, mỗi gia đình phải tự nỗ lực vươn lên để cải thiện cuộc sống cho chính mình nhưng Đức Thị vẫn luôn dành sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Tình cảm “ một miếng khi đói bằng một gói khi no” và “tối lửa tắt đèn có nhau” của bà con trong thôn đã trở thành nguồn động lực giúp các gia đình nỗ lực vươn lên, ổn định cuộc sống. Bên cạnh mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, nhiều hộ trong thôn đã đầu tư chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi cá nước ngọt, phát triển các ngành nghề phụ như: mộc, nề, sản xuất nhôm kính, kinh doanh tạp hóa, cây cảnh. Toàn thôn hiện còn 5 hộ nghèo. Các phong trào Văn hóa- Văn nghệ- Thể dục thể thao không chỉ làm phong phú, sinh động hơn đời sống tinh thần mà qua đó còn thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó xóm làng. Năm 2011, 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường, không có trẻ bỏ học; nhiều em đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh và quốc gia; có gần 88% số hộ trong thôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa; các đoàn thể, chi bộ đều đạt trong sạch vững mạnh.

Dẫu có thời gian bị gián đoạn nhưng danh hiệu 10 năm liền là làng văn hóa cấp thành phố đã đánh dấu sự đoàn kết, nỗ lực của các tổ chức đoàn thể và nhân dân thôn Đức Thị. “Lấy dân làm gốc”- lời dạy của Bác đã và đang là kim chỉ nam để cấp ủy, chính quyền thôn Đức Thị vận dụng vào thực tế phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, từng bước làm phong phú hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

                                                                        

 

                                                                                                 Nguyễn Khoa

 

Các tin khác